Archive | Tháng Bảy 2012

SỰ THẬT VỀ SỰ KIỆN HOÀNG SA 1974

SỰ THẬT VỀ SỰ KIỆN HOÀNG SA 1974.

Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.

Vậy mà, ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (www.scio.gov.cn) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: “Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam – kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ”.

Vậy sự thật của sự kiện Hoàng Sa tháng 1/1974 là gì? Là một cuộc đáp trả tự vệ của quân dân Trung Quốc như mạng thông tin trên tuyên bố, hay là một cuộc xâm lược một vùng đất có chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam?

Chủ quyền không thể chối cãi

Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

 

Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ(của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”

Bia chủ quyền Hoàng Sa ở Việt Nam được dựng vào những năm 1930. Ảnh: chụp tại phòng lữu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).

Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các “Đội Hoàng Sa”.

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.

Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để “xem xét và đo đạc thuỷ trình” (quyển 50,52…đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa “dựng miếu, lập bia, trồng cây”, “vẽ bản đồ về hình thế”, “cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền” (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :”Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu“; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v…

Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.

Đến cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, Pháp với tư cách bảo hộ Việt Nam đã tiến hành quản lý Hoàng Sa – Trường Sa. Trong những lần tranh cãi giữa chính quyền bảo hộ Pháp và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, Pháp đã 2 lần yêu cầu Trung Quốc đưa vấn đề ra toà án quốc tế giải quyết, nhưng Trung Quốc không đồng ý.

Chủ quyền của Việt Nam còn được các nước thừa nhận ở một Hội nghị quốc tế quan trọng. Tháng 9/1951, tại Hội nghị Sanfrancisco, với 46/51 phiếu, các nước đã bác bỏ đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Cũng tại Hội nghị này, đại diện chính quyền Việt Nam lúc đó đã tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có nước nào phản đối.

Chính phủ Sài Gòn, sau đó là cả Chính phủ Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Dưới đây là một vài bằng chứng:

Năm 1956, lực lượng hải quân của Chính quyền Sài Gòn tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước.

Năm 1956, Sở Hầm mỏ, kỹ nghệ và tiểu công nghiệp miền Nam tổ chức một cuộc khảo sát với sự giúp đỡ của hải quân của Chính quyền Sài Gòn trên 4 đảo: Hoàng Sa (Pattle), Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond).

Ngày 22-10-1956, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

Ngày 13-7-1961, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang và đặt dưới quyền một phái viên hành chính.

Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, v v…

Ngày 21-10-1969, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập xã Định Hải vào xã Hoà Long cũng thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam.

Tháng 7-1973, Viện Khảo cứu nông nghiệp thuộc Bộ Phát triển nông nghiệp và điền địa Sài Gòn tiến hành khảo sát đảo Nam Ai (Nam Yết) thuộc quần đảo Trường Sa.

Tháng 8-1973, với sự hợp tác của Công ty Nhật Maruben Corporation, Bộ Kế hoạch và phát triển quốc gia Sài Gòn tiến hành khảo sát phốt phát ở quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 6-9-1973, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Trận hải chiến sinh tử tháng 1/1974

Có ý thức về chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các chính quyền miền Nam Việt Nam đều bảo vệ chủ quyền đó mỗi khi có nước ngoài biểu thị ý đồ tranh giành hay xâm chiếm đảo nào đó trong hai quần đảo.

Ngày 16-6-1956, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đồng thời cũng trong năm này, Chính quyền Sài Gòn đã kịch liệt phản đối việc Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 22-2-1959, Chính quyền Sài Gòn bắt giữ trong một thời gian 82 “ngư dân” Trung Quốc đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hoa trong quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 20-4-1971, Chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 13-7-1971 Ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó trong cuộc họp báo ngày 10-7-1971.

Đỉnh điểm xung đột xảy ra vào tháng 1/1974, khi nhiều tàu chiến của quân đội Trung Quốc tiến hành đánh chiếm cụm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc

Ngày 16/1/1974, Chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của lực lượng vũ trang Trung Quốc nhưng với thái độ ôn hoà, kiềm chế.

Ngày 18/01/1974, Trung Quốc tăng viện thêm quân, chiến hạm tới quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 19/01/1974, Trung Quốc và Việt Nam Cộng hoà đã có trận hải chiến ở khu vực đảo Quang Hoà.

Ông Lữ Công Bảy, người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong vai trò là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4 hồi tưởng lại: “Đúng 8g30, phía Trung Quốc nổ súng trước.Một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.

Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh “bắn”. Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.

Chiến hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dõi tàu Trung Quốc qua màn hình rađa. Thượng sĩ nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.

Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng” (Trích Hoàng Sa – tường trình 35 năm sau: 30 phút và 35 năm – Nguồn: Tuổi Trẻ).

Trận hải chiến chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh.

Ngày 20/01/1974, Trung Quốc đã điều động thêm máy bay oanh tạc các đảo VNCH đóng giữ. Tính đến thượng tuần tháng 02/1974, Trung Quốc đã tạm chiếm quần đảo Hoàng SA và thiết lập căn cứ quân sự tại đây.

Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa. Ảnh tư liệu

Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.

Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn cũng đã gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.

Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của VN.

Hành động dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương LHQ. Trước các hành động đó, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia…, các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương,…đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc. Đồng thời, cũng trong năm 1974, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực.

Sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa – Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lý.

Vậy đã rõ sự thật lịch sử về sự kiện Hoàng Sa 19/01/1974. Lịch sử vốn không thể che đậy, càng không thể tô vẽ hay xuyên tạc. Sử liệu còn đó, nhân chứng vẫn còn đó.

Amari TX (st)

XA LỘ TỬ THẦN CHO CỜ VÀNG CHỐNG CỘNG

XA LỘ TỬ THẦN CHO CỜ VÀNG CHỐNG CỘNG.

 

 

Bệnh “Hoang tưởng” với những triệu chứng chúng ta rất dễ nhận diện đó là- “Lúc đầu, bệnh nhân lo lắng, chờ đợi một điều gì đó bất thường, quan trọng sẽ đến, làm thay đổi một điều đang chờ đợi hoặc điều đó có liên quan đến cuộc đời mình , họ thấy những người khác và sự vật xung quanh có một cái gì đặc biệt khác thường, liên quan đến số phận mình, nhưng không thể tự giải thích được…..” – bệnh này đang trở thành căn bệnh quá dễ lây lan, làm rối loạn rất nhiều thang giá trị cuộc sống trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại mà đặc biệt trong các hội , đoàn chống cộng cực đoan  (CCCĐ) tại nước BU(Mỹ) .

 

Khi con người ta sống trong xã hội càng phát triển, người ta lại phải sống cùng với một thứ bệnh mà tự thân nó sinh ra đối lập hoàn toàn với hiện thực cuộc sống thường nhật ,tiêu biểu cho cộng đồng thiểu số dân di cư ở nước BU là nhóm người Việt cực đoan , bởi cái thể “hoang tưởng” trong đầu óc những kẻ CCCĐ đó là sự khoe khoang , khoác lác , nổ , tưng bừng ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ chỗ nào. Ở đâu người ta cũng không ngại khoe khoang về sự hiểu biết, về học vấn, bằng cấp, về tầm quan trọng của bản thân, về bất cứ thứ gì…hòng trấn áp đối thủ trong công việc , hội họp , hội thảo vv….và vv..

 

                   

 

Mấy ông nhà báo phạm luật “làn ranh Quốc- Cộng” có chạy đàng trời !

 

Trong thành phần chống Cộng cực đoan tại Hoa Kỳ thì số người mắc triệu chứng bệnh hoang tưởng chiếm nhiều nhất ,một sản phẩm của “phát minh” siêu tưởng đó là cái được gọi bằng một cụm từ “lằn ranh Quốc-Cộng” là “đỉnh cao” trí tuệ nhất của cờ vàng chống cộng . Cha đẻ của nó là ông cố đại tá Hoàng đạo thế Kiệt , chính “phát minh” này đã biến lằn ranh đó thành một “xa lộ tử thần” cho khối kẻ đồng hội , đồng thuyền của ông tác giả . Chính sự ngẫu hứng đưa ra khái niệm “lằn ranh Quốc-Cộng” đó nên nó không có một lập luận- biện giải- nói tóm lại là không có một tiêu chí để phân biệt như thế nào là “Quốc” , như thế nào là “Cộng” nên đám cờ vàng CCCĐ khi thừa kế nó đã suy diễn mỗi người mỗi phách , dùng nó làm “bảo bối” tùng xẻo nhau bất cứ hoàn cảnh nào , thật giống như ông cha chung chết bất đắc kỳ tử để lại gia tài không di chúc cho đám con nghịch tử , bất trị . Biết bao cảnh cười ra nước mắt trong cái cộng đồng CCCĐ ở xứ BU này .

 

Không hiểu tại sao khi đến cái đất nước của BU (Mỹ) tạm dung, có phải do thổ nhưỡng , khí hậu thay đổi hay sao mà nó làm thay đổi “khẩn trương” và “sâu sắc” đến não bộ của dân cờ vàng CCCĐ đến , mới ngày nào tụt quần bỏ chạy khi chưa thấy bóng dáng “địch quân” đâu chỉ vài anh du kích làng , xã đã ríu rít dạ , thưa em xin hàng -vậy mà qua đến đây “lòng yêu nước” lại “ngùn ngụt” bốc lên đỉnh đầu , căn bệnh hoang tưởng bắt đầu hoành hành đám dân cờ vàng CCCĐ này mỗi ngày thêm trầm trọng .

 

Bên nước BU nói về giao thông thì là đỉnh điểm về số lượng và quy mô trên toàn cầu , ngoài những xa lộ liên bang còn có những con lộ của các địa phương nói nôm na là tĩnh lộ . Có những con lộ chia đôi bằng lằn vạch màu vàng , BU hay gọi đó là những con lộ “tử thần” . Người viết cũng đã thử lái xe trên những con lộ đó chỉ vì muốn đi tắt cho nhanh và chỉ một lần là vẫy tay xin chào vì sự nguy hiểm cực kỳ , chỉ cần lạng tay lái cán vạch thì lãnh đủ . Đấy !ta hình dung cái gọi là “lằn ranh Quốc-Cộng” nó cũng mong manh và đầy sự nguy hiểm như “xa lộ tử thần” trên đất nước BU vậy .

 

  Lằn ranh đã vạch – cái trò mờ ảo của lằn ranh đã phát huy đỉnh điểm bi , hài của trận tuyến “người Việt quốc gia” (NVQG) và “Việt gian cộng sản” (VGCS) . Vì thế ở cái gọi là “Cuốc ra VNCH” này ai ai cũng cho rằng mình dân tỵ nạn CS mà như vậy thì phải sơn lên trán hai chữ chống Cộng . Cái đó không lạ vì muốn yên ổn làm ăn , vì khoái a dua , khoái bầy đàn theo tập quán di truyền . Cái Lạ ở đây là thành phần này lại cho rằng mình “chống Cộng toé khói” hơn kẻ khác, ngay cả đối với những “chiến hữu” đã từng vác cờ chống cộng “mửa ra lửa , khạc ra khói” , gào thét đến sùi bọt mép trong các cuộc biểu tình khi có đơn đặt hàng cũng vẫn là những địch thủ với nhau , đây là di truyền của loài người trong quá trình tiến hoá của cuộc sống bầy đàn còn sót lại trong nhóm cộng đồng người Việt này .

 

Trước đây khi  còn chiến tranh thì lằn ranh của mỗi trận đánh còn có địa hình , điạ vật để giảm thiểu tai nạn không nện vào lưng đồng đội , bây giờ lấy cái quy ước gì để phân biệt đâu là NVQG đâu là VGCS ? chính vì lẽ đó nên trên xa lộ tử thần này lắm chuyện xảy ra mà kỷ lục thế giới đã được xác lập cho sắc dân thiểu số này trên đất nước BU đang được mệnh danh là thiên đường tự do này .

 

 

Tự do ngôn luận cho những người Việt chân chính trong cộng đồng cực đoan .

 

Đám cờ vàng CCCĐ nghĩ ra một “luật lệ” giao thông trên con đường vạch ranh giới “Quốc-Cộng” này là : Đã là người “Cuốc ra” phải – không về Việt Nam- không gởi tiền về làm giàu cho cộng sản- không ủng hộ bất cứ trương trình , hành động nào mà CSVN ban hành hoặc vận động người dân trong nước thực hiện (kể cả chống mại dâm)- không được khen ngợi bất cứ cái gì CS làm (kể cả việc xây dựng quân đội hiện đại để bảo vệ tổ quốc) – phải ủng hộ Tàu đánh thắng CSVN sau đó chúng ta mò về đánh bại giặc Tàu – Tuyệt đối phải bịt tai , bịt mắt trước nghị quyết 36 của CS…vv…và ..vv. Vậy thì chiến tuyến phân biệt giữa “Quốc” và “Cộng” cụ thể và rõ ràng lắm rồi nha , bây giờ chỉ còn thi hành luật chơi. Luật là một chuyện , chơi theo luật mới là khó , Bây giờ cuộc chiến của các tay đua ai là người “chống cộng” số một đăng quang ? các địch thủ vẫn đương đầu gườm nhau trên đường đua với nhau , nhưng những chiến tuyến vô hình mà cờ vàng CCCĐ tưởng tượng kia không còn phân biệt nổi đâu là “địch” đâu là “ta” . Than ôi ! Diệt Cộng sản đã khó , diệt tay sai Cộng sản địch trong hàng ngũ mình càng khó hơn gấp bội, người chiến sĩ “Cuốc ra” như kẻ quáng gà khi chiều tà của những năm tháng dài chống cộng , bi kịch bắt đầu xảy ra với luật chơi trên xa lộ tử thần này .

 

Cách tốt nhất , hiệu quả nhất để bắt quả tang những “tài xế chống cộng” tham gia giao thông không cán vạch , lấn vạch hoặc có kẻ to gan cùng mình như ông BĐQ Nguyễn Phương Hùng là phi luôn sang bên kia lằn ranh để chạy  “mát trời ông địa” thì đám “phú lít” ( police) tuần tra cờ vàng CCCĐ “Pó tay -pó chân” vì tay lái liều lĩnh này. “phú lít” cờ vàng CCCĐ chỉ dám rình mò kẻ tay mơ phạm luật thôi . OK- luật bất vị thân , bất cứ em nào cán vạch thì các “phú lít” cờ vàng CCCĐ đều thổi tuốt , thà thổi nhầm còn hơn bỏ sót , lôi đầu kẻ pham “luật” đấu tố trên các báo , các trang mạng , trong các cuộc hội thảo ì sèo , không khí cực kỳ nóng bỏng , gây cấn , sặc mùi hài kịch , từ đó xuất hiện một hiện tượng có một không hai trên cái cộng đồng di dân này là “phu lít” giao thông nhiều hơn người tham gia giao thông , hệ quả của sự bất thường này là “phú lít” rình thổi phạt “phú lít” – “phú lít” đồn này (hội đoàn) thổi phạt đồn kia ..vv… choảng nhau om xòm , lôi nhau ra nhờ BU xử, BU cũng phải nghiến răng phân xử đám con trời đánh này nếu không chúng nó lại nói BU không “Rân trủ” .

 

Chuyện mới đây nhất xảy ra mà kẻ phạm luật chơi trên “xa lộ tử thần” là ông “tài xế chống cộng” báo người Việt , không biết vô tình hay cố ý mà chở “kiện hàng” nhục mạ quân dân , cán chính “Cuốc ra” của ông có cái tên như ma xó “Sơn Hào” , ôi thôi các “phú lít” CCCĐ nhào vô bắt tận tay , day tận trán thộp cổ về “đồn” lấy khẩu cung , mở phiên đấu tố rần trời , bắt phải hạ sát kẻ ném “kiện hàng” đó lên xe là nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên bằng cách của các võ sĩ nhật bổn thường làm “Harikiri” mổ bụng tự sát , ngoài ra còn bắt ông báo Người Việt (già dái non hột) thề bán sống bán chết kể từ nay không dám phạm luật cán lằn ranh “rao thông Quốc-Cộng” nữa !

 

1Hình ảnh

 

 

 

Các quan toà “phú lít” CCCĐ định tội kẻ phạm luật báo Người Việt .

 

Đồn trưởng “phú lít” Nguyễn Xuân Nghĩa, các “phú lít” viên vô cùng năng động và tích cực là : Nhan Hữu Mai,Nguyễn phục Hưng. Phan Tấn Ngưu, Trần Vệ, Nguyễn Văn Cừ, Trần Quang An, Phan Kỳ Nhơn, Bà Diệu Chi , Bà Trần Thanh Hiền, Bà Dương Cang .vv..Những thành phần chống Cộng cực đoan và ngu xuẩn này đua nhau lên tiếng cho rằng chỉ có họ mới vì quê hương, đất nước,chỉ có họ là chống cộng “tuyệt đối” rồi thừa cơ nhận vơ tinh thần “yêu nước” rất ư là độc quyền cho chính mình. Dân làng nhàng làm gì có quyền “yêu nước” nhất và “chống cộng” như họ được. Tất cả phải được họ kiểm soát chặt chẽ và giám sát nhất cử nhất động . Hậu quả là sau những thủ đoạn thổi còi, chụp mũ suốt hơn 37 năm qua, những “tài xế” chống cộng bằng mồm ở hải ngoại chỉ len lén theo lằn ranh đã vạch sẵn trên “xa lộ tử thần”. lạng quạng  mà lạng lách đòi vượt mặt thì ốm . Chính quyền bản xứ BU cũng ngán ngẩm cái cộng đồng có những hội đoàn tổ chức bát nháo này do đó họ cũng đánh bài “lờ” cho chắc ăn ,đến nỗi BU nghi ngờ tuốt luốt và cho là cộng đồng Việt phân hóa trầm trọng .

 

Đám ngu dốt CCCĐ, ỷ thế sống kiểu bầy, đàn cắn càn những người Việt chân chính , với tinh thần “chống Cộng” cùng quẫn , với tinh thần “quân ta” nhất định quyết tử với “quân mình” đã làm cho sự đoàn kết của khối “người Việt cuốc ra” hoàn toàn tan rã , mớ hy vọng trở về đập tan chế độ CSVN và “Rải phóng” đất nước đã trở thành hoang tưởng vô bờ .

 

Houston tháng 7-27-2012

Amari TX

Bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam và các bản đồ cổ khác.

56 tấm bản đồ cổ do người phương Tây vẽ trong quá trình phát kiến hàng hải, giao thương, truyềngiáo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương vừa được TS Trần Đức Anh Sơn (Đà Nẵng) và nhómnghiên cứu sưu tầm, phát hiện đã tiếp tục khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công tác sưu tầm, phát hiện và nghiên cứu cácnguồn tư liệu liên quan đến quá trình khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam, từ đầu năm 2010, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng đã triển khai nghiên cứu đềtài Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa – Thành phố Đà Nẵng. Đề tài dotiến sĩ lịch sử Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵngkiêm Tổng biên tập Tạp chí Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng) làm chủ nhiệm đề tài, với nguồn kinh phído UBND TP Đà Nẵng cấp.Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được nghiệm thu vào tháng 12/2011 và chuyển giao cho UBND huyệnHoàng Sa (TP Đà Nẵng) quản lý. Đề tài đã thiết lập một “font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối vớiquần đảo Hoàng Sa”, bao gồm những tư liệu đã được công bố từ trước đến nay và những tư liệu vừa đượcnhóm nghiên cứu tìm kiếm, sưu tầm trong thời gian thực hiện đề tài, liên quan đến vấn đề chủ quyền củaViệt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong lịch sử, tập trung thành 4 thư mục: tư liệu văn bản, tư liệu hìnhảnh, tư liệu bản đồ và tư liệu nghe nhìn. Ngày 24/7, TS. Trần Đức Anh Sơn đã gửi cho báo điện tử Infonet bài viết giới thiệu những tấm bản đồ mànhóm nghiên cứu đã sưu tầm và tập hợp trong thư mục tư liệu bản đồ của Font tư liệu về chủ quyền củaViệt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa – TP Đà Nẵng:HOÀNG SA TRÊN NHỮNG TẤM BẢN ĐỒ CỔ CỦA PHƯƠNG TÂYTrong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, ngoài việc tập hợp, sưu tầm các bản đồ khẳng định chủ quyềncủa Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa có trong các nguồn thư tịch cổ đã được các học giả trong và ngoàinước sưu tầm và công bố trong những năm gần đây, nhờ mối liên hệ với các đồng nghiệp ở nước ngoài vànhờ sự hỗ trợ tích cực của Internet, chúng tôi đã sưu tầm được nhiều bản đồ do người phương Tây vẽ vàxuất bản trong các thế kỷ XVI – XIX, có liên quan đến chủ đề này, để đưa vào “font tư liệu Hoàng Sa”.
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613
Đây là những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải do người phương Tây vẽ trong quá trình phát kiến hànghải, giao thương, truyền giáo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có ghi nhận về lãnh thổ vàlãnh hải của Việt Nam trong lịch sử.Trên những tấm bản đồ này, quần đảo Hoàng Sa luôn được thể hiện bằng hình vẽ ở trong vùng biển Đôngcủa nước ta, với kinh tuyến và vĩ tuyến khá chính xác, và được ghi danh là: Paracel Islands, Paracel,Paracels, Pracel, Parcels, Paracelso… tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây. Còn vùng bờ biểnQuảng Nam – Quảng Ngãi, song song với quần đảo Hoàng Sa thì được ghi nhận là Costa da Paracel (bờ  biển Hoàng Sa).“Đó là cách mặc nhiên thế giới nhận Hoàng Sa đích thực thuộc chủ quyền của Việt Nam ítnhất từ 5 thế kỷ nay” (nhận xét của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu).
Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645
Theo nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, một chuyên gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, thì ông đã sưu tậpđược 30 bản đồ cổ của phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danhhai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.Theo đó, “từ tấm bản đồ thứ 4 từ năm 1507 đều có ghi vẽ đất nước ta với biển Đông và quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa. Tùy theo cách phát âm của mỗi tác giả vẽ bản đồ mà ghi tên nước ta. Có bản đồ ghi Cauchi tứcGiao Chỉ, hoặc các dạng tự khác như Cochi, Cachi, Cachu, Cochin đều biểu hiện nguyên âm Giao Chỉ. Sauthấy bên Ấn Độ có thành phố tên là Cochin, nên người ta gọi nước ta là Giao Chỉ gần Chi Na và ghi thànhCauchichina, Cauchinchina, Cachuchina, Conchinchina, Cochinchina, Cochinchine… Lần đầu tiên trên bảnđồ Frères Van Langren 1595, chúng ta thấy Đại Việt chia ra 2 miền: Đàng Ngoài được Tây phương ghi làTungkin (Đông Kinh, tên thành Thăng Long từ 1430) và Đàng Trong được ghi là Cochinchina (Giao Chỉgần Chi Na, 1 địa danh cũ chỉ toàn quốc Đại Việt)(Nguyễn Đình Đầu, Giới thiệu một số bản đồ cổ thềm lụcđịa và hải đảo Việt Nam, http://www.viet-studies.info).
Bản đồ do Homann Heirs vẽ năm 1744
Điều này cho thấy là từ thế kỷ XVI, người phương Tây đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảoTrường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam khi vẽ và ghi chú các địa danh các quần đảo này trên nhữngtấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ.
================================================
https://i0.wp.com/www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2010/06/image001131.jpg
Bản đồ Đông Nam Á vẽ từ thế kỷ XVII

Bản đồ 4.  Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, phần 12.
Đảo nhỏ ở phía tay trái là Đảo Hải Nam.
Gần đó là Giao Chỉ (Jiao Zhi,
交趾), tên Trung Quốc gọi nước Việt Nam và Lào (Lão Qua, 老挝).
Đảo lớn hơn là Đài Loan

 

Bản đồ 5.  Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, phần 12, đi vào chi tiết Đảo Hải Nam.

Bản đồ 6. Trung Quốc thời nhà Thanh chấm dứt ở Đảo Hải Nam,
Đại Học Cambridge xuất bản năm 1910

 

Bản đồ 7. Annam Đại Quốc Họa Đồ – Tabula Geographica Imperii Ananmitici

BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC 1904, KHÔNG CÓ TRƯỜNG SA – HOÀNG SA

TT – Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.

Dòng chữ Hán này đọc từ phải sang có nghĩa: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ
Tiến sĩ Mai Hồng chỉ vào tấm toàn đồ Trung Quốc, dừng lại ở cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) trong tấm bản đồ quý và chính thống này – Ảnh: Việt Dũng

MỜI BẤM VÀO ĐỂ XEM BẢN ĐỒ LỚN

Hơn 30 năm giữ trong tay tấm bản đồ quý, sau khi tra cứu, dịch lại nội dung in trên bản đồ, tiến sĩ Mai Hồng, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện – Viện Hán Nôm, quyết định chia sẻ bằng cứ lịch sử mình có.

* Ông có thể cho biết tấm bản đồ này đã tới tay ông như thế nào?

– Tôi có được bản đồ từ những năm 1977-1978, trong thời gian làm công tác quản lý một kho sách Hán Nôm. Thời gian đó, việc sưu tầm các tài liệu về bản đồ không thuộc chức năng bảo quản của nơi tôi công tác (giờ là Viện Hán Nôm). Không hiểu xui khiến thế nào, hôm ấy một cụ già chuyên bán sách cho cơ quan tên là Nguyễn Văn Cồng (Phú Xuyên) giới thiệu tấm bản đồ này và khuyên tôi nên mua nó. Tôi giấu gia đình trích hơn một tháng lương ra mua bản đồ về.

* Được biết đây là một tấm bản đồ quý, được làm một cách công phu và dài hơi…

– Đúng vậy, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của NXB Thượng Hải in năm 1904 có chất liệu bằng giấy, được in màu, có bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Bên trong là hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố (cũng may nhờ chất liệu này nên bản đồ vẫn còn giữ được nguyên dạng sau một khoảng thời gian dài), kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm. Do đọc được chữ Hán, sau khi có bản đồ, tôi dịch nghĩa lại khoảng 600 chữ cổ đã giải thích một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ.

Theo đó, đây là một công trình tiếp thu phông tư liệu từ đời Tần, đời Hán, rồi được viết liên tục trong gần hai thế kỷ (1708-1904), từ thời vua Khang Hi đến thời vua Quang Tự, một tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện.

Cụ thể hơn, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708), vua Khang Hi tuyển các giáo sĩ phương Tây như Bạch Tấn Lôi Hiếu, Tư Đỗ Đức Mỹ, ban đầu với mục đích chế tác Vạn lý thành đồ. Vào năm 1711, vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh đo đạc đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Có những vị giáo sĩ phương Tây rất uy tín đã giúp Trung Quốc lập bản đồ có thể kể tên như: Lợi Mã Đậu (Matteo Ricci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell.), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest)…

Năm 1904, NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới thiệu của Sái Thượng Chất, chủ biện (tương đương với giám đốc bây giờ) đài thiên văn ở Xà Sơn.

Giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc giaNgày 4-7, tiến sĩ Mai Hồng đã chủ động liên hệ, giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo quản và trưng bày. Thông tin từ bảo tàng cho biết khi tiếp nhận, đây là một bản đồ nguyên vẹn, chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm. Bảo tàng đang làm các thủ tục bảo quản sơ bộ, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục nhập kho (đăng ký giá trị pháp lý hiện vật) trước khi trưng bày. Buổi lễ tiếp nhận bản đồ sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 24-7 với sự tham gia của một số nhà sử học.

Tiến sĩ Mai Hồng đã cất giữ tấm bản đồ quý chứng minh các quần đảo biển Đông không phải của Trung Quốc – Ảnh: Việt Dũng

* Những cứ liệu lịch sử hữu ích có từ tấm bản đồ này là gì, thưa ông?

– Trong tấm bản đồ này, chủ biện Sái Thượng Chất có lý lẽ rất khiêm tốn, đánh giá cao thành quả của các giáo sĩ phương Tây, những người vốn đi trước Trung Hoa về thiên văn và toán pháp. Chủ sự bản đồ cũng ghi nhận nhìn vào bản đồ “rõ ràng như trong lòng bàn tay”, đặc biệt “tại các cửa biển ở các miền duyên hải đều phỏng họa các đường thủy tàu thuyền ra khơi vào cảng”, trong đó không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Chính họ tự nhận đất đai mình tới cực nam Trung Quốc chỉ tính đến đảo Hải Nam.

* Ông suy nghĩ gì khi quyết định công bố tài liệu này?

– Theo tôi, tấm bản đồ gốc này cung cấp một số thông tin rất tốt cho việc tranh biện trên bàn quốc tế, một bằng cứ đến từ chính Trung Quốc sẽ tránh cho chúng ta việc bị lấn át. Đây cũng có thể là một tài liệu tốt để các học giả nghiên cứu chủ quyền biển đảo trong nước sử dụng.

NGA LINH thực hiện

Đại Nam nhất thống toàn đồ (bản đồ Việt Nam vẽ năm 1834) đã có Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam – Nguồn: NXB Bản Đồ

 Địa đồ chính thống, giá trị cao

Bức “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” này thuộc nhóm địa đồ độc lập in thành bức rời với kích thước khá lớn (115 x 140 cm), trong lịch sử hai triều Minh – Thanh của Trung Quốc, nhóm địa đồ in rời kích thước lớn loại này có gần 60 bức.

Về kỹ thuật trắc địa, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” ứng dụng kỹ thuật phương Tây với hệ kinh vĩ độ khá chuẩn xác, gần giống như các bản đồ ngày nay. Đây là địa đồ được thực hiện bởi quan chức chuyên môn ở đài thiên văn – một cơ quan nhà nước của triều Thanh. Vì vậy, có thể nói bức địa đồ này mang tính chính thống. Là loại địa đồ hành chính, bức địa đồ này có tầm quan trọng ngang với Đại Thanh đế quốc toàn đồ 1905 và có giá trị cao hơn bức địa đồ chuyên ngành bưu chính có trước đó là Đại Thanh bưu chính công thự bị dụng dư đồ (1903, Trung – Anh văn đối chiếu).

PHẠM HOÀNG QUÂN (nhà nghiên cứu Hán Nôm)

Boo Nguyen (ST)