Thư viện

Bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam và các bản đồ cổ khác.

56 tấm bản đồ cổ do người phương Tây vẽ trong quá trình phát kiến hàng hải, giao thương, truyềngiáo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương vừa được TS Trần Đức Anh Sơn (Đà Nẵng) và nhómnghiên cứu sưu tầm, phát hiện đã tiếp tục khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công tác sưu tầm, phát hiện và nghiên cứu cácnguồn tư liệu liên quan đến quá trình khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam, từ đầu năm 2010, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng đã triển khai nghiên cứu đềtài Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa – Thành phố Đà Nẵng. Đề tài dotiến sĩ lịch sử Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵngkiêm Tổng biên tập Tạp chí Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng) làm chủ nhiệm đề tài, với nguồn kinh phído UBND TP Đà Nẵng cấp.Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được nghiệm thu vào tháng 12/2011 và chuyển giao cho UBND huyệnHoàng Sa (TP Đà Nẵng) quản lý. Đề tài đã thiết lập một “font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối vớiquần đảo Hoàng Sa”, bao gồm những tư liệu đã được công bố từ trước đến nay và những tư liệu vừa đượcnhóm nghiên cứu tìm kiếm, sưu tầm trong thời gian thực hiện đề tài, liên quan đến vấn đề chủ quyền củaViệt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong lịch sử, tập trung thành 4 thư mục: tư liệu văn bản, tư liệu hìnhảnh, tư liệu bản đồ và tư liệu nghe nhìn. Ngày 24/7, TS. Trần Đức Anh Sơn đã gửi cho báo điện tử Infonet bài viết giới thiệu những tấm bản đồ mànhóm nghiên cứu đã sưu tầm và tập hợp trong thư mục tư liệu bản đồ của Font tư liệu về chủ quyền củaViệt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa – TP Đà Nẵng:HOÀNG SA TRÊN NHỮNG TẤM BẢN ĐỒ CỔ CỦA PHƯƠNG TÂYTrong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, ngoài việc tập hợp, sưu tầm các bản đồ khẳng định chủ quyềncủa Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa có trong các nguồn thư tịch cổ đã được các học giả trong và ngoàinước sưu tầm và công bố trong những năm gần đây, nhờ mối liên hệ với các đồng nghiệp ở nước ngoài vànhờ sự hỗ trợ tích cực của Internet, chúng tôi đã sưu tầm được nhiều bản đồ do người phương Tây vẽ vàxuất bản trong các thế kỷ XVI – XIX, có liên quan đến chủ đề này, để đưa vào “font tư liệu Hoàng Sa”.
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613
Đây là những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải do người phương Tây vẽ trong quá trình phát kiến hànghải, giao thương, truyền giáo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có ghi nhận về lãnh thổ vàlãnh hải của Việt Nam trong lịch sử.Trên những tấm bản đồ này, quần đảo Hoàng Sa luôn được thể hiện bằng hình vẽ ở trong vùng biển Đôngcủa nước ta, với kinh tuyến và vĩ tuyến khá chính xác, và được ghi danh là: Paracel Islands, Paracel,Paracels, Pracel, Parcels, Paracelso… tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây. Còn vùng bờ biểnQuảng Nam – Quảng Ngãi, song song với quần đảo Hoàng Sa thì được ghi nhận là Costa da Paracel (bờ  biển Hoàng Sa).“Đó là cách mặc nhiên thế giới nhận Hoàng Sa đích thực thuộc chủ quyền của Việt Nam ítnhất từ 5 thế kỷ nay” (nhận xét của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu).
Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645
Theo nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, một chuyên gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, thì ông đã sưu tậpđược 30 bản đồ cổ của phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danhhai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.Theo đó, “từ tấm bản đồ thứ 4 từ năm 1507 đều có ghi vẽ đất nước ta với biển Đông và quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa. Tùy theo cách phát âm của mỗi tác giả vẽ bản đồ mà ghi tên nước ta. Có bản đồ ghi Cauchi tứcGiao Chỉ, hoặc các dạng tự khác như Cochi, Cachi, Cachu, Cochin đều biểu hiện nguyên âm Giao Chỉ. Sauthấy bên Ấn Độ có thành phố tên là Cochin, nên người ta gọi nước ta là Giao Chỉ gần Chi Na và ghi thànhCauchichina, Cauchinchina, Cachuchina, Conchinchina, Cochinchina, Cochinchine… Lần đầu tiên trên bảnđồ Frères Van Langren 1595, chúng ta thấy Đại Việt chia ra 2 miền: Đàng Ngoài được Tây phương ghi làTungkin (Đông Kinh, tên thành Thăng Long từ 1430) và Đàng Trong được ghi là Cochinchina (Giao Chỉgần Chi Na, 1 địa danh cũ chỉ toàn quốc Đại Việt)(Nguyễn Đình Đầu, Giới thiệu một số bản đồ cổ thềm lụcđịa và hải đảo Việt Nam, http://www.viet-studies.info).
Bản đồ do Homann Heirs vẽ năm 1744
Điều này cho thấy là từ thế kỷ XVI, người phương Tây đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảoTrường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam khi vẽ và ghi chú các địa danh các quần đảo này trên nhữngtấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ.
================================================
https://i0.wp.com/www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2010/06/image001131.jpg
Bản đồ Đông Nam Á vẽ từ thế kỷ XVII

Bản đồ 4.  Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, phần 12.
Đảo nhỏ ở phía tay trái là Đảo Hải Nam.
Gần đó là Giao Chỉ (Jiao Zhi,
交趾), tên Trung Quốc gọi nước Việt Nam và Lào (Lão Qua, 老挝).
Đảo lớn hơn là Đài Loan

 

Bản đồ 5.  Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, phần 12, đi vào chi tiết Đảo Hải Nam.

Bản đồ 6. Trung Quốc thời nhà Thanh chấm dứt ở Đảo Hải Nam,
Đại Học Cambridge xuất bản năm 1910

 

Bản đồ 7. Annam Đại Quốc Họa Đồ – Tabula Geographica Imperii Ananmitici

BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC 1904, KHÔNG CÓ TRƯỜNG SA – HOÀNG SA

TT – Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.

Dòng chữ Hán này đọc từ phải sang có nghĩa: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ
Tiến sĩ Mai Hồng chỉ vào tấm toàn đồ Trung Quốc, dừng lại ở cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) trong tấm bản đồ quý và chính thống này – Ảnh: Việt Dũng

MỜI BẤM VÀO ĐỂ XEM BẢN ĐỒ LỚN

Hơn 30 năm giữ trong tay tấm bản đồ quý, sau khi tra cứu, dịch lại nội dung in trên bản đồ, tiến sĩ Mai Hồng, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện – Viện Hán Nôm, quyết định chia sẻ bằng cứ lịch sử mình có.

* Ông có thể cho biết tấm bản đồ này đã tới tay ông như thế nào?

– Tôi có được bản đồ từ những năm 1977-1978, trong thời gian làm công tác quản lý một kho sách Hán Nôm. Thời gian đó, việc sưu tầm các tài liệu về bản đồ không thuộc chức năng bảo quản của nơi tôi công tác (giờ là Viện Hán Nôm). Không hiểu xui khiến thế nào, hôm ấy một cụ già chuyên bán sách cho cơ quan tên là Nguyễn Văn Cồng (Phú Xuyên) giới thiệu tấm bản đồ này và khuyên tôi nên mua nó. Tôi giấu gia đình trích hơn một tháng lương ra mua bản đồ về.

* Được biết đây là một tấm bản đồ quý, được làm một cách công phu và dài hơi…

– Đúng vậy, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của NXB Thượng Hải in năm 1904 có chất liệu bằng giấy, được in màu, có bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Bên trong là hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố (cũng may nhờ chất liệu này nên bản đồ vẫn còn giữ được nguyên dạng sau một khoảng thời gian dài), kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm. Do đọc được chữ Hán, sau khi có bản đồ, tôi dịch nghĩa lại khoảng 600 chữ cổ đã giải thích một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ.

Theo đó, đây là một công trình tiếp thu phông tư liệu từ đời Tần, đời Hán, rồi được viết liên tục trong gần hai thế kỷ (1708-1904), từ thời vua Khang Hi đến thời vua Quang Tự, một tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện.

Cụ thể hơn, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708), vua Khang Hi tuyển các giáo sĩ phương Tây như Bạch Tấn Lôi Hiếu, Tư Đỗ Đức Mỹ, ban đầu với mục đích chế tác Vạn lý thành đồ. Vào năm 1711, vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh đo đạc đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Có những vị giáo sĩ phương Tây rất uy tín đã giúp Trung Quốc lập bản đồ có thể kể tên như: Lợi Mã Đậu (Matteo Ricci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell.), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest)…

Năm 1904, NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới thiệu của Sái Thượng Chất, chủ biện (tương đương với giám đốc bây giờ) đài thiên văn ở Xà Sơn.

Giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc giaNgày 4-7, tiến sĩ Mai Hồng đã chủ động liên hệ, giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo quản và trưng bày. Thông tin từ bảo tàng cho biết khi tiếp nhận, đây là một bản đồ nguyên vẹn, chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm. Bảo tàng đang làm các thủ tục bảo quản sơ bộ, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục nhập kho (đăng ký giá trị pháp lý hiện vật) trước khi trưng bày. Buổi lễ tiếp nhận bản đồ sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 24-7 với sự tham gia của một số nhà sử học.

Tiến sĩ Mai Hồng đã cất giữ tấm bản đồ quý chứng minh các quần đảo biển Đông không phải của Trung Quốc – Ảnh: Việt Dũng

* Những cứ liệu lịch sử hữu ích có từ tấm bản đồ này là gì, thưa ông?

– Trong tấm bản đồ này, chủ biện Sái Thượng Chất có lý lẽ rất khiêm tốn, đánh giá cao thành quả của các giáo sĩ phương Tây, những người vốn đi trước Trung Hoa về thiên văn và toán pháp. Chủ sự bản đồ cũng ghi nhận nhìn vào bản đồ “rõ ràng như trong lòng bàn tay”, đặc biệt “tại các cửa biển ở các miền duyên hải đều phỏng họa các đường thủy tàu thuyền ra khơi vào cảng”, trong đó không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Chính họ tự nhận đất đai mình tới cực nam Trung Quốc chỉ tính đến đảo Hải Nam.

* Ông suy nghĩ gì khi quyết định công bố tài liệu này?

– Theo tôi, tấm bản đồ gốc này cung cấp một số thông tin rất tốt cho việc tranh biện trên bàn quốc tế, một bằng cứ đến từ chính Trung Quốc sẽ tránh cho chúng ta việc bị lấn át. Đây cũng có thể là một tài liệu tốt để các học giả nghiên cứu chủ quyền biển đảo trong nước sử dụng.

NGA LINH thực hiện

Đại Nam nhất thống toàn đồ (bản đồ Việt Nam vẽ năm 1834) đã có Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam – Nguồn: NXB Bản Đồ

 Địa đồ chính thống, giá trị cao

Bức “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” này thuộc nhóm địa đồ độc lập in thành bức rời với kích thước khá lớn (115 x 140 cm), trong lịch sử hai triều Minh – Thanh của Trung Quốc, nhóm địa đồ in rời kích thước lớn loại này có gần 60 bức.

Về kỹ thuật trắc địa, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” ứng dụng kỹ thuật phương Tây với hệ kinh vĩ độ khá chuẩn xác, gần giống như các bản đồ ngày nay. Đây là địa đồ được thực hiện bởi quan chức chuyên môn ở đài thiên văn – một cơ quan nhà nước của triều Thanh. Vì vậy, có thể nói bức địa đồ này mang tính chính thống. Là loại địa đồ hành chính, bức địa đồ này có tầm quan trọng ngang với Đại Thanh đế quốc toàn đồ 1905 và có giá trị cao hơn bức địa đồ chuyên ngành bưu chính có trước đó là Đại Thanh bưu chính công thự bị dụng dư đồ (1903, Trung – Anh văn đối chiếu).

PHẠM HOÀNG QUÂN (nhà nghiên cứu Hán Nôm)

Boo Nguyen (ST)

Nga đàm phán đồn trú tàu hải quân ở Việt Nam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố, Việt Nam sẵn sàng cho phép Hải quân Nga trở lại Cam Ranh. Còn Tư lệnh Hải quân Nga, Phó đô đốc Viktor Chirkov cho biết, Nga đang đàm phán đồn trú tàu hải quân ở Cuba, Seychelles và Việt Nam.

 

Nga mong muốn

Nga đang nghiên cứu khả năng đồn trú hạm tàu của Hải quân Nga ở Cuba, quần đảo Seychelles và Việt Nam, Tư lệnh Hải quân Nga, Phó đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố hôm 27.7.2012.

Nga đang đàm phán về việc đồn trú tàu hải quân ở Cuba, Seychelles và Việt Nam

“Quả thực, chúng tôi đang tiếp tục làm công việc bảo đảm việc đồn trú các lực lượng của Hải quân Nga ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga. Trong khuôn khổ công việc này, ở cấp độ quốc tế, các vấn đề xây dựng các PMTO trên lãnh thổ Cuba, quần đảo Seychelles và Việt Nam đang được nghiên cứu”, ông Chirkov nói.

Vấn đề đồn trú hạm tàu Hải quân Nga ở nước ngoài trở nên cực kỳ cấp thiết sau năm 2008, khi các chiến hạm Nga bắt đầu tham gia sứ mệnh chống hải tặc ở vịnh Aden. Nga cũng đã thảo luận khả năng đồn trú hạm tàu Hải quân Nga ở Djibouti.

Việt Nam sẵn sàng

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của Đài Tiếng nói nước Nga, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện để Nga xây dựng trạm bảo đảm vật chất-kỹ thuật (PMTO) tại cảng Cam Ranh, nhưng không có ý định cho nước ngoài mở căn cứ quân sự tại Việt Nam.

Cả Mỹ và Nga đều muốn trở lại Cam Ranh

Trước đây, Hải quân Liên Xô từng có các căn cứ ở Việt Nam (Cam Ranh) và Syria (Tartus). Nay chỉ còn căn cứ ở Tartus. Ngày 27/7/2012, Tư lệnh Hải quân Nga, Phó đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố, Nga đang nghiên cứu vấn đề xây dựng các PMTO ở Cuba, quần đảo Seychelles và Việt Nam.

“Liên quan đến nước Nga, chúng tôi có mối quan hệ hợp tác lâu đời và quan hệ đối tác chiến lược với Nga. Mối quan hệ đối tác này sẽ tiếp tục phát triển. Bởi vậy, chúng tôi sẽ cung cấp cho Nga những ưu thế ở Cam Ranh, trong đó có mục đích phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.

Nhưng Chủ tịch nước cũng lưu ý rằng, Việt Nam không có ý định cho phép nước ngoài sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự.

“Sau khi đất nước các bạn (Nga) chấm dứt sự hiện diện quân sự của mình ở đó, Việt Nam đã nắm quyền quản lý hoàn toàn Cam Ranh. Một phần của nó đang được sử dụng vào mục đích kỹ thuật quân sự, phần khác phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Chúng tôi không hề có ý định hợp tác với bất kỳ nước nào để sử dụng cảng Cam Ranh cho mục đích quân sự. Việt Nam là chủ nhân duy nhất đất đai của mình… Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa: Cam Ranh là hải cảng của Việt Nam”, Chủ tịch nước cho biết.

Mỹ cũng dòm ngó

Điều đáng lưu ý là không chỉ Hải quân Nga thèm khát trở lại Cam Ranh. Trong khuôn khổ chuyển dịch chiến lược của Mỹ từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, Mỹ tìm cách mở các căn cứ quân sự mới và trở lại các căn cứ cũ của họ như Subic, Clark (Philippines), Cam Ranh (Việt Nam).

Theo chiến lược quân sự mới và do khó khăn về kinh tế, Mỹ chú trọng hơn đến quyền tiếp cận hơn là các căn cứ lớn và thường xuyên ở châu Á-Thái Bình Dương. Chuyến thăm Cam Ranh và Hà Nội hồi đầu tháng 6/2012 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định mong muốn của Mỹ trở lại Cam Ranh mà trước hết là quyền tiếp cận hải cảng chiến lược này cho Hải quân Mỹ.

Tổng thống Nga V. Putin tiếp và hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
tại Sochi, ngày 27.7.2012

Nguồn: RUVR, 27.7.2012

Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)

Lén lút, “thừa nước đục thả câu”, “ỷ mạnh hiếp yếu”, coi thường luật pháp quốc tế, bội tín… là những thủ đoạn của Trung Quốc khi xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, được nêu rõ trong cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa” do UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin – Truyền thông xuất bản tháng 1/2012.

“THỪA NƯỚC ĐỤC THẢ CÂU” GIAI ĐOẠN 1946 – 1956

Trong cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa” có đăng tải bài viết quan trọng của tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ với tựa đề “Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa”, cung cấp rất nhiều tư liệu, chứng cứ quý giá khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII.

Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)
Các tư liệu lịch sử chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam được trưng bày tại UBND huyện đảo Hoàng Sa – Ảnh: HC

Tuỳ tiện vẽ ra cái gọi là “đường lưỡi bò”

“Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hoà bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh sự thật hiển nhiên này qua các giai đoạn lịch sử có liên quan” – TS Trần Công Trục viết. Đồng thời chỉ rõ 2 giai đoạn mà Trung Quốc đã sử dụng nhiều thủ đoạn xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ở giai đoạn 1946 – 1956, TS Trần Công Trục nêu rõ: “Lợi dụng Việt Nam đang lo đối phó với sự trở lại của thực dân Pháp và lo kháng chiến chống Pháp, quân Tưởng Giới Thạch và sau đó là quân của CHND Trung Hoa đã tiến hành chiếm đóng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Vào lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra thì ngày 26/10/1946, hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các Bộ và 59 binh sĩ cảnh vệ của Hải quân lấy cớ giải giáp quân Nhật ra chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 29/11/1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa.

Cũng trong thời gian này, một công chức tên Bai Meichu của chính quyền Đài Loan đã vẽ và xuất bản bản đồ “Nam Hải chư đảo”, trong đó có thể hiện đường biên giới biển bao trùm khoảng 80% diện tích Biển Đông, thường được gọi là đường biên giới “lưỡi bò” mà không dựa vào bất cứ một tiêu chuẩn nào theo luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Chính tác giả và nhiều học giả Trung Quốc đã không thể đưa ra được bất kỳ lý do nào để biện minh cho đường biên giới biển đã được thể hiện một cách tuỳ tiện này. Tuy vậy, Trung Quốc đã dựa vào bản đồ này để liên tục tung ra các loại bản đồ Trung Quốc có vẽ đường biên giới biển 9 đoạn và đã chính thức hoá đường biên giới biển đầy tham vọng này tại một Công hàm mà họ đã gửi lên Liên hiệp quốc (LHQ) vào tháng 5/2009 để phản đối Hồ sơ ranh giới ngoài Thềm lục địa do Việt Nam và Malaysia nộp lên Uỷ ban ranh giới Thềm lục địa của LHQ.

Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm1938. Hàng chữ trên bia ghi: Cộng hoà Pháp – Vương quốc An Nam đảo Hoàng Sa năm 1816 – 1938 (1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, 1938 là năm dựng bia) – Ảnh HC (chụp lại ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa)

Từ chối giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế

Ngày 13/1/1947, Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, trong đó Pháp đã nêu lên những bảo lưu về hậu quả pháp lý từ việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của quân đội Trung Hoa Dân quốc, đồng thời nhắc lại đề nghị tìm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và ngày 17/10/1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Trung Quốc rút khỏi Phú Lâm.

Pháp gửi một phân đội lính, gồm 10 lính Pháp và 17 lính Việt Nam đổ bộ đóng một đồn ở đảo Hoàng Sa và quyết định lập đài khí tượng trên đảo này. Chính phủ Trung Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25/2 đến ngày 4/7/1947 tại Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối không chấp nhận việc nhờ Trọng tài quốc tế giải quyết do Pháp đề nghị.

Ngày 8/3/1949, Pháp ký với Bảo Đại Hiệp định Hạ Long trao trả độc lập cho Chính phủ Bảo Đại và tháng 4, Đổng lý Văn phòng, Hoàng thân Bửu Lộc tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Ngày 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Hoa Dân quốc phải rút khỏi đảo Phú Lâm, trong khi đó Pháp vẫn duy trì quân đồn trú tại đảo Hoàng Sa.

Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao này.

Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)
Du khách trong và ngoài nước tìm hiểu chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các tư liệu lịch sử được UBND huyện Hoàng Sa trưng bày – Ảnh: HC

Quốc tế bác bỏ cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa

Cần nhắc lại, trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật Bản đã rắp tâm biến các quần đảo trong Biển Đông trở thành bàn đạp để mở rộng sự chiếm đóng của mình xuống khu vực Đông Nam châu Á. Ngày 31/3/1939, Nhật tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông và các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Tuy nhiên ngày 4/4/1939, Chính phủ Pháp đã gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu các quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự từ ngày 5/9 đến 8/9/1951, ký kết Hoà ước với Nhật. Ngày 5/9/1951, tại phiên họp toàn thể mở rộng, Ngoại trưởng Grommyko (Liên Xô cũ) đã đưa đề nghị tu chính 13 khoản của Dự thảo Hoà ước. Trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa ở phía Nam. Khoản tu chính này đã bị Hội nghị bác bỏ với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận.

Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Et comme il fuat franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les iles de Spratley et de Paracels qui de tout temps ont fait partie du Viet Nam”. Không một đại biểu nào trong Hội nghị có ý kiến gì về Tuyên bố này. Kết thúc Hội nghị là ký kết Hoà ước với Nhật ngày 8/9/1951, trong đó có điều 2, đoạn 7 ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracels và Spratly” (khoản f).

Khi ra thông báo về bản dự thảo Hoà ước với Nhật ở San Francisco ngày 15/8/1951, Bộ trưởng Ngoại giao nước CHND Trung Hoa Chu Ân Lai tuyên bố công khai khẳng định cái gọi là “tính lâu đời của các quyền của Trung Quốc đối với quần đảo”, trong khi CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không tham dự hội nghị này. Ngày 24/8/1951, lần đầu tiên Tân Hoa Xã lên tiếng tranh cãi về quyền của Pháp và những tham vọng của Philippines và kiên quyết khẳng định quyền của Trung Quốc.

“Như thế, lợi dụng tình hình rối ren, Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch lợi dụng việc giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra theo Hiệp định Postdam, đã đem quân chiếm giữ đảo Phú Lâm (He de Boisée) thuộc quần đảo Hoàng Sa cuối năm 1946 và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947.

Đến năm 1950, khi lực lượng quân đội của Trung Hoa Dân quốc phải rút khỏi Hoàng Sa, Trường Sa và Hoà ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam” – TS Trần Công Trục viết.

Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)
Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) là một trong số rất nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa – Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa”)

Lén lút chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa

Hiệp định Genève ký kết ngày 20/7/1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 quy định đường ranh giới tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh giới tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hải phận bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của Hiệp định.

Cũng theo điều 14 của bản Hiệp định, trong khi chờ đợi cuộc tổng tuyển cử đưa lại sự thống nhất cho Việt Nam, bên đương sự và quân đội do thoả hiệp tập kết ở khu nào sẽ đảm nhiệm việc hành chính trong khu tập kết đó. Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa ở Biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà.

Tháng 4/1956, khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, sau gọi là Việt Nam Cộng hoà (VNCH) đã đóng ở các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa, bao gồm đảo Hoàng Sa, với số quân 40 người.

Tuy nhiên cũng trong thời gian này, Trung Quốc lén lút đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 1/6/1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

HẢI CHÂU (lược ghi)