Thư viện

Thông báo số 2 của 42 ông “thần nước mặn” kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu tình

Thông báo số 2 của 42 ông “thần nước mặn” kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu tình.

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-08-19

Tập thể bốn mươi hai nhân sĩ trí thức, từng có văn thư đề nghị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biểu tình chống Trung Quốc, vừa gởi thêm thông báo số 2 đến báo chí cũng như chính quyền các cấp.

Photo courtesy of danlambaoBS Huỳnh Tấn Mẫm (ngoài cùng bên phải) trong lần biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/6/2011 tại Sài Gòn.

Thông báo viết rằng trong khi chờ đợi văn bản trả lời của lãnh đạo thành phố mà nếu Trung Quốc tiếp tục khiêu khích gây hấn thì mọi người sẽ có quyết định kịp thời để bày tỏ thái độ yêu nước phù hợp của mình.

Thanh Trúc phỏng vấn một thành viên trong nhóm, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, người đứng tên trong bản thông báo số 2 này:

Thanh Trúc: Thưa bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, ông là người soạn bản thông báo số 2 này cũng như là thay mặt tập thể bốn mươi hai công dân, nhân sĩ trí thức, để gởi thông báo này phải không?

BS Huỳnh Tấn Mẫm: Đúng ra thông báo này là soạn tập thể chứ không phải cá nhân, ý kiến của anh em. Nhiều anh em sửa đi sửa lại chứ không phải chỉ mình tôi soạn ra, nhưng mà trong đó có phần đóng góp ý kiến quan trọng của tôi.

Chúng tôi gởi cho các báo trước, sau đó rồi các anh em có gởi trên mạng, nhưng mà chủ yếu và trước hết là phải gởi cho các báo dù cho các báo không đăng đi nữa chúng tôi cũng phải gởi. Thành Ủy, Ủy Ban, Hội Đồng Nhân Dân đều có gởi.

thong-bao-2-250.jpg
Bản thông báo số 2 của tập thể 42 công dân gởi văn bản đề nghị tổ chức biểu tình đến thành ủy ĐCS, hội đồng nhân dân & UB TPHCM. Photo courtesy of blog Huỳnh Ngọc Chênh.

Tôi gởi một cách công khai, không có gì phải dấu diếm và sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai. Tại vì chúng tôi nghĩ đây là phản ứng của dư luận quần chúng chứ không phải là một tổ chức bí mật, không phải một tổ chức để mà trực diện với chính quyền. Chúng tôi chỉ là bức xúc mà nói lên chuyện Trung Quốc xâm lấn Việt Nam.

Thanh Trúc: Xin ông trình bày qua về bản thông báo số 2 này?

BS Huỳnh Tấn Mẫm: Nội dung là yêu cầu chúng tôi gởi bằng văn bản thì phải trả lời bằng văn bản. Đó là cách làm việc theo văn hóa. Người ta yêu cầu bằng văn bản thì phải trả lời bằng văn bản. Đó là điều thứ nhất.

Thứ hai, chúng tôi muốn nói việc số người được hỏi còn đa số còn lại thì không hỏi gì. Trong cách hỏi cũng làm cho người ta khó hiểu, hỏi có phải đúng chữ ký không, ai đưa ký, ai soạn. Điều đó để làm gì, đâu có ích lợi gì. Người ta là người lớn rồi, người ta ký vào nghĩa là người ta chấp nhận, cớ gì phải hỏi những điều chi tiết như vậy. Có vẻ tra hỏi thì cái đó không hay lắm.

Điều thứ ba, chúng tôi thấy thời gian mà chúng tôi chờ đợi cũng phải có một thời gian nhất định nào đó, không để lâu được và không thể kéo dài được. Nếu như có tình hình mới là Trung Quốc xâm chiếm thêm nữa, có động thái thêm nữa ở biển Đông, thì dứt khoát là chúng tôi phải có thái độ ngay lập tức, không chờ đợi nữa.

Vì nếu chờ đợi một thời gian mà không được thì chúng tôi phải có một cách khác để hành động. Chuyện im lặng tôi thấy là một điểu dở, tại sao ba tuần rồi mà không trả lời, đối xử với nhau như vậy là không tốt. Tôi nghĩ phải đối xử với nhau tốt hơn, khi người ta hỏi thì mình phải trả lời. Có thể trả lời là không đồng tình hoặc thế này thế khác nhưng mà phải trả lời.

Tại sao phải im lìm như vậy, tại sao phải nói là tàu lạ mà không nói thẳng là tàu Trung Quốc? Tại sao không nói những điều mà Trung Quốc quấy phá chúng ta một cách công khai trong đảng và trong nhân dân?BS Huỳnh Tấn Mẫm

Thanh Trúc: Thông báo số 2 được gởi ra ngày 15 tháng Tám 2012 nhưng các báo đã không đăng lại và chỉ xuất hiện trên các blogs, các trang mạng xã hội mà thôi, ông nghĩ thế nào?

BS Huỳnh Tấn Mẫm: Chắc là có sự kiểm duyệt nào đó, chắc có lịnh chỉ đạo nào đó của cấp trên, của Ban Tuyên Huấn, của Trung Ương hoặc của Thành Ủy. Như hồi đó tới giờ chúng tôi có ý kiến này ý kiến nọ nhưng mà có được đăng đâu. Điều đó cho thấy cũng là điều không hay của cơ quan Tuyên Huấn của nhà nước, cơ quan Tuyên Huấn của đảng.

Nếu người ta nói mà mình không được trả lời, nếu người ta nói mà mình không được thông tin, thì thông tin một chiều đó chẳng ích lợi gì cả. Người dân không biết thì sẽ hiểu như thế nào đây? Tại sao phải im lìm như vậy, tại sao phải nói là tàu lạ mà không nói thẳng là tàu Trung Quốc? Tại sao không nói những điều mà Trung Quốc quấy phá chúng ta một cách công khai trong đảng và trong nhân dân?

Một nhà nước có thực quyền thì phải tỏ ý chí mạnh mẽ, chứ không để tình trạng úp mở làm người ta không hiểu gì hết. Ngay cả trong đảng cũng không hiểu rồi nhân dân cũng không hiểu thì làm gì mà thuyết phục được nhân dân. Làm sao thuyết phục được dư luận trong đảng chứ đừng nói chi là dư luận quốc tế. Chúng tôi thấy đó là điều không hay, không tốt và cần phải sửa chữa.

de-nghi-bieu-tinh-250.jpg
Trang mạng Bauxite với lời kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu tình. Screen captured by RFA.

Thanh Trúc: Thưa trong một số đề nghị của tập thể bốn mươi hai công dân thì có một phần là “bày tỏ lòng yêu nước của công dân là đa dạng như biểu tình, mít tinh, hội thảo trong các cơ quan xí nghiệp, ra tuyên ngôn tuyên cáo vân vân… Phải chăng quí ông quan niệm rằng một cuộc mít tinh năm trăm một ngàn người thì quan trọng hơn một cuộc biểu tình chỉ có mấy chục người?

BS Huỳnh Tấn Mẫm: Theo nhận định thì đảng và nhà nước rất lo lắng một cuộc biểu tình thì sẽ có sự phá hoại hoặc có âm mưu gì đó. Vì lo ngại đó mà chúng tôi thấy rằng nếu biểu tình không được thì mít tinh được không, hội thảo được không, ra tuyên ngôn tuyên cáo được không?

Tất cả những cái chúng tôi biết hiện nay là đảng và nhà nước cũng không dám làm gì hết. Điều đáng lo ngại ở chỗ là dù cho có ra tuyên ngôn tuyên cáo của đoàn thể ban ngành, đoàn thể chính quyền, hay là Mặt Trận… đều cũng không thể thực hiện được. Vì sao? Vì sự chỉ đạo quá khắt khe đối với các tổ chức hay đoàn thể, cho nên họ không thể thực hiện được những ước nguyện hay nguyện vọng của họ.

Tôi nói như vậy có nghĩa là gì? Nghĩa là dù hình thức nào, từ nhỏ đến lớn, tôi thử coi chính quyền và cơ quan Tuyên Huấn của đảng có dám thực hiện không, có dám chỉ đạo thực hiện không? Nếu mà dám thực hiện thì đó là điều tốt. Nhưng mà tôi vẫn còn ngờ chuyện đó là khó thực hiện lắm.

Thanh Trúc: Một lần nữa xin cảm ơn bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm về thời giờ của ông.

“HỒN TRƯƠNG BA- DA HÀNG THỊT”

“HỒN TRƯƠNG BA- DA HÀNG THỊT”.

Các nhân sĩ trí thức trong một lần biểu tình chống Trung Quốc năm 2011
Can thiệp, gây sức ép, làm chuyển hóa chế độ là “diễn biến hòa bình” mà các nước phương tây mà đặc biệt là Mỹ đã áp dụng đối với nhiều nước và có những kết quả nhất định. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch áp dụng từ khi Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện, mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế thế giới, nhằm can dự và can thiệp sâu hơn, nhiều hơn vào công việc nội bộ của Việt Nam, âm mưu từng bước chuyển hóa  Việt Nam . Nhiều chuyên gia “diễn biến hòa bình” cho rằng, đối với các nước cộng sản, hình thức chống phá “giấu mặt” bằng , can thiệp, gây sức ép, chuyển hóa thường có kết quả hơn hình thức đối đầu trực tiếp bằng cưỡng bức vũ lực . Sự “nhẹ nhàng”nó làm cho đối phương dễ mất cảnh giác, chủ quan, không có sự đề phòng cao. Khi việc can thiệp và chuyển hóa đến một mức độ vừa đủ nào đó , thì nếu đối phương có nhận ra cũng đã muộn và hậu quả sẽ khó lường . Có các loại “diễn biến hòa bình”, như gây rối loạn chính trị-xã hội để tăng sức ép đối với chính phủ, buộc chính phủ thay đổi đường lối, chính sách theo hướng có lợi cho “diễn biến hòa bình” và tạo điều kiện cho các hoạt động “diễn biến hòa bình”  theo kịch bản đã soạn sẵn .
Điển hình của kịch bản này là: Hôm 6 tháng 8 vừa qua, 71 người xưng danh là nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước đã gửi một Thư Ngỏ cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề Biển Đông, cũng như đề xuất một số biện pháp cải cách thể chế chính trị, thực hiện dân chủ…….

71 nhân sĩ trí thức “hàng đầu” vừa gởi Thư ngỏ lên Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cảnh báo tình trạng “nguy ngập” của đất nước trước hiểm họa phương Bắc và kiến nghị “cải cách toàn diện về chính trị”.Thư ngỏ ngày 6/8/2012 được mô tả là bổ sung ý kiến trước tình hình mới, tiếp theo kiến nghị ngày 10/7/2011 về “Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay” và bản ý kiến về “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” ngày 8/9/2011? – Mõ làng RFA đã vội chớp ngay cơ hội này để phỏng vấn các “nhân sĩ” này.

Ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ Hà Nội người ký tên trong kiến nghị này phát biểu về những động lực thúc đẩy cần có kiến nghị ngày 6/8. Ông nói:
“Chúng tôi thấy tình hình càng ngày càng có những vấn đề bức xúc cấp bách thành ra chúng tôi gởi thêm kiến nghị nữa.”

Về vấn đề sáng suốt lựa chọn các đối tác chiến lược, nhất là vai trò của Hoa Kỳ hiện nay. ông Chu Hảo phát biểu tiếp:
“Chúng tôi nghĩ là đã cân nhắc viết câu đó một cách rõ ràng đầy đủ ý, không ai có thể hiểu lầm được. Chúng tôi nhận xét thấy về phía Hoa Kỳ đã có những động thái, những phát biểu cũng như hành động tương đối rõ ràng quan điểm của chính quyền Obama và của nước Mỹ đối với vấn đề Biển Đông. Chúng tôi hoan nghênh những tuyên bố và hành động đó. Chúng tôi nghĩ chính quyền Việt Nam cũng phải xem xét đến vấn đề đó một cách nghiêm túc.”
Những tên tuổi  như TS Lê Đăng Doanh, TS Nguyễn Quang A, GS Tương Lai, GS Chu Hảo, GS Hoàng Tụy nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu…Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và nhiều vị khác . Ngoài ra còn có một số trí thức hải ngoại trong đó phải kể đến GS Hà Dương Tường, GS Nguyễn Văn Tuấn, GS Phạm Xuân Yêm, chuyên gia Vũ Quang Việt…đã tham gia “tích cực”.
Theo lời ông Chu Hảo, nhóm chủ trương đã soạn thảo thư ngỏ và chọn mời được 71 nhân sĩ trí thức trong ngoài nước, rồi gởi văn bản qua mạng để những vị này tham khảo trước và nếu đồng ý thì ký tên. GS Chu Hảo nhấn mạnh hiện nay không có chủ trương mở rộng vận động ký tên vào kiến nghị như các lần trước, nhưng có mong muốn là được càng nhiều người ủng hộ càng tốt, bằng phương thức thích hợp cho mỗi người, như phát biểu, tuyên truyền rộng rãi cho mọi người cùng biết.
Bản kiến nghị nhấn mạnh tới nguyện vọng của người dân sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền. Bản kiến nghị kêu gọi Nhà nước bảo đảm các quyền hiến định về tự do, dân chủ như tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tư do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa.
Ông Lê Xuân Khoa là GS nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học Johns Hopkins một trong những người đã ký tên trong bức Thư Ngỏ gửi lãnh đạo đảng và nhà nước gần một năm trước trả lời phỏng vấn RFA ngày 6-8-2012 về bản kiến nghị này .Ông nói : Tôi dùng từ “đột phá” để nhấn mạnh vào tính cấp bách của tình thế đòi hỏi thực hiện gấp những đề nghị thay đổi cần thiết đã được trí thức nêu lên trong các kiến nghị và thư ngỏ. Bước đột phá căn bản là rũ bỏ dứt khoát “tư duy đường mòn” tức là sự bám víu vào chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời, thực sự là đã chết. Đổi mới tư duy đòi hỏi từ bỏ độc quyền chân lý và thực thi dân chủ.Ông
Thư Ngỏ của 71 trí thức phải được xem là sự biểu hiện thiện chí và cố gắng tự kiềm chế một lần cuối của trí thức và nhân dân trong nước. Nếu chính quyền vẫn tiếp tục khinh miệt trí thức và bác bỏ những ý kiến xây dựng trong Thư ngỏ
Qua cuộc phỏng vấn trên chúng ta có thể hình dung được cái gọi là “thư ngỏ của 71 vị nhân sĩ” gởi lên các cấp lãnh đạo nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhằm mục đích gì rồi .Khác tấm áo “yêu nước” nhưng mục đích của họ hoàn toàn khác . Lấy danh nghĩa là tiếng nói của số đông quần chúng các vị này đã cố tình đánh lận con đen về các khái niệm , đòi hỏi những điều có nội dung bao hàm các vấn đề mà các thế lực chống đối VN đã và đang tiến hành ráo riết tấn công vào Việt Nam nhằm thay đổi thể chế chính trị , xoá bỏ hoàn toàn con đường chủ nghĩa xã hội mà VN đã lựa chọn. Những người dân bình thường đều thấy sự vô lý và không cần thiết trong cái gọi là “kiến nghị” của họ .
Các vị “nhân sĩ, trí thức” này đã tiếp tay cho các đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài và các thế lực thù địch còn vận động chính giới các nước, một số tổ chức quốc tế tăng cường can thiệp, gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào lộ trình cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế, từ đó từng bước chuyển hướng thể chế chính trị của Việt Nam vận hành theo hướng có lợi cho chúng. Với chiêu bài quen thuộc: Cáo buộc chính quyền Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, họ kêu gọi chính giới Mỹ xem xét đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Một số đối tượng và tổ chức phản động còn lớn tiếng đề nghị tăng cường gây sức ép, ra các “đạo luật”, “dự luật”, “nghị quyết”… buộc chính quyền Việt Nam “thực thi quyền tự do ngôn luận…..v..v. Các vị “nhân sĩ trí thức” này còn đề nghị được biểu tình để thể hiện “lòng yêu nước” ? Vậy họ có biết rằng những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội,  tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước VN. Âm mưu, ý đồ của họ là chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động hằn thù dân tộc chia rẽ quan hệ Việt – Trung; kích động, tập hợp lực lượng gây mất an ninh trật tự và ổn định chính trị đất nước .Chủ trương của Đảng, Nhà nước VN là kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng phương pháp đối thoại, hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo môi trường ổn định để phát triển đất nước.
Bất cứ người Việt Nam yêu nước chân chính nào cũng mong muốn tạo dựng một môi trường hòa bình trên Biển Đông và trong khu vực. Tuy nhiên, đi ngược lại với chủ trương ấy, một số vị “nhân sĩ, trí thức” cơ hội chính trị vẫn lớn tiếng hô hào, lôi kéo, kích động người dân tham gia biểu tình trái phép tại khu vực trung tâm Hà Nộ-TPHCM vào các ngày Chủ nhật . Các vị “nhân sĩ”” không biết rằng, mình đang trở thành công cụ cho các thế lực phản động, lợi dụng phục vụ cho những mục đích đen tối… Vậy nên, hành động vì hòa bình đang là một thông điệp cần thiết đối với mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Và việc chấm dứt biểu tình, “không đổ thêm dầu vào lửa”, không làm phức tạp thêm tình hình là điều cần thiết đối với mỗi công dân cũng như chính quyền hiện nay

Tính chất nguy hại của chiến lược DBHB hiện nay là ở chỗ, một khi những quan điểm cực đoan của phương Tây về đa nguyên chính trị, dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, được kích động sẽ chuyển thành những hành động chính trị phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phá hoại sự ổn định xã hội, thậm chí có thể hủy hoại thành quả cách mạng trên một nửa thế kỷ qua của nhân dân VN .
Một số vị “nhân sĩ , trí thức” lợi dụng chủ trương mở rộng dân chủ, cải cách hành chính, tự do tư tưởng, tự do báo chí, ngang nhiên đòi hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp, 1992, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; thực hiện “ngay” nguyên tắc tam quyền phân lập; có những vị viết bài tung lên mạng, hoặc tiếp cận các đài báo phương Tây, trả lời phỏng vấn, phát tán quan điểm cá nhân thông qua Internet xuyên tạc, vu cáo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thậm chí còn trắng trợn vu cáo Chính phủ Việt Nam bán nước cho ngoại bang, có kẻ kết nối các phần tử chống đối mưu toan thành lập các tổ chức đảng chính trị phản động…Dù các thế lực thù địch, phản động có bằng các thủ đoạn và luận điệu xuyên tạc, vu cáo như thế nào cũng không thể phủ nhận được sự thật. Đó là, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn coi con người là mục tiêu, động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế – xã hội , luôn nhất quán bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người.
Hiến pháp 1992 của Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật; quyền tham gia quản lí công việc của nhà nước và xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe… không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Trên cơ sở hiến pháp, pháp luật Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa các quyền này, phù hợp với các chuẩn mực pháp lí quốc tế về nhân quyền , âm mưu làm chệch hướng công cuộc đổi mới ngăn trở, kìm hãm làm chệch hướng sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; chống phá sự nghiệp quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; âm mưu xóa bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, công an.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, tuyên truyền, giáo dục, động viên, phát huy mọi tầng lớp nhân dân thành lực lượng cách mạng hùng hậu tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, làm nên những thành quả vĩ đại của cách mạng. Xuyên suốt quá trình phát triển của cách mạng, quan điểm của Đảng CSVN về cách mạng là sự nghiệp của quần chúng được quán triệt và vận dụng sáng tạo qua mỗi thời kì. Nhờ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng CSVN hợp quy luật, hợp lòng dân tạo thành sức mạnh đại đoàn kết, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách giành những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến cứu nước cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay

Đấu tranh chống những quan điểm , nhận thức sai trái của các phần tử cơ hội trong nước và bọn phản động lưu vong ở nước ngoài đó là trách nhiệm chung của mỗi công dân có tấm lòng yêu nước . Nhận thức mới của Đảng CSVN về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về xã hội XHCN, nhất là các nguyên tắc về dân chủ XHCN, trong đó có vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên tắc pháp quyền XHCN, trong đó Hiến pháp, pháp luật quốc gia phải được tôn trọng; quyền, lợi ích của cá nhân phải đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm , thiết nghĩ những vị “nhân sĩ, trí thức” nên xem lại cách thể hiện “lòng yêu nước” của mình , đừng vì lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích dân tộc .
Houston ngày 14-8-2012
Amari TX

Âm mưu

“Thao quang dưỡng hối” là câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình, ý rằng Trung Quốc nên cúi đầu xuống để có lúc sẽ ngẩng đầu lên. Gần hai thập kỷ “chờ thời” đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới, với lực lượng quân sự được hiện đại hoá một cách chóng mặt. Trong những năm đó, Trung Quốc đã tự giới hạn sức mạnh của mình với chính sách “trỗi dậy hoà bình” để tạo dựng niềm tin quốc tế, vừa không làm Mỹ cảm thấy bị thách thức, vừa làm yên lòng các láng giềng nhỏ yếu, trong khi vẫn tích luỹ đủ sức mạnh và nâng cao vị thế quốc gia. Quá trình theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp hoà bình trên Biển Đông diễn ra từ năm 1997 cho đến khi Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) ra đời năm 2002, đã giúp khu vực tạm ổn định trở lại sau nhiều thập kỷ tranh chấp với nguy cơ chiến tranh chực chờ.
Tuy vậy, theo tác giả Taylor Fravel, học viện Công nghệ Massachusetts, mục đích chính của chiến lược này ở Biển Đông là giúp Bắc Kinh củng cố được các yêu sách chủ quyền của mình, đồng thời đe doạ các nước nhỏ hơn xung quanh không được thực thi các bước đi khẳng định chủ quyền của họ, bao gồm cả những dự án khai thác năng lượng mà không có sự tham gia của Trung Quốc.
Mặt khác, “chờ thời” cũng thể hiện thế yếu trong các tuyên bố pháp lý của Trung Quốc. Nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam Lưu Văn Lợi từng nhận xét rằng, từ phía Trung Quốc không có một quyển sách sử nào đề cập đến hai cái tên Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa), cũng như chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Một biên khảo khác của TS Từ Đặng Minh Thu (đại học Sorbonne) đi đến kết luận, khác với chứng cớ của Việt Nam chứng minh được chủ quyền lịch sử trên hai vùng đảo này: khám phá (ít nhất là từ thế kỷ 15) và khẳng định liên tục (trong suốt thế kỷ 18 – qua sự khai thác và quản trị của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều đình nhà Nguyễn) thì những tài liệu từ phía Trung Quốc không thể hiện rõ ràng một lộ trình như vậy, có chăng chỉ là tình cờ thấy hay khám phá thì cũng không đủ điều kiện để chứng minh việc “hành xử chủ quyền” trên những vùng đất đó.
Để bù cho sự yếu thế về pháp lý, Trung Quốc đã dùng sức mạnh quân sự mới nổi của mình để chèn ép các nước khác với mong muốn áp đặt trật tự ở Biển Đông. Nhưng chính sách “xoay trục” của Mỹ đã thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực và khiến Trung Quốc rơi vào thế lưỡng nan khi sức mạnh quân sự của nước này vẫn chưa phải là mạnh nhất. Vừa không có cơ sở pháp lý vững chắc nhất, vừa không phải là kẻ mạnh nhất, Trung Quốc đã bớt ỷ sức, quay về với chiến lược sử dụng luật pháp quốc tế kết hợp với sức mạnh quân sự. Một mặt thì chủ trương giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình và từ chối sức mạnh của mình với Mỹ, mặt khác lại âm thầm sử dụng sức mạnh bằng chính sách “cây gậy nhỏ”, tiếp tục gặm nhấm các vùng chủ quyền của các nước nhỏ yếu với nhiều biện pháp khác nhau.
Nguyên nhân của sự hai mặt này chính là vì Trung Quốc không biết Mỹ sẽ làm gì và chính Trung Quốc cũng không biết mình sẽ làm gì. Dùng sức mạnh và chấp nhận nguy cơ đụng độ Mỹ rất lớn hay là nhường một phần lợi ích cho các nước nhỏ và sử dụng luật pháp để ngăn Mỹ can thiệp? Sức mạnh sẽ đem lại lợi ích, nhưng rủi ro luôn chực chờ khi Mỹ có thể can thiệp, bịt kín đường “vươn ra biển” và khoá chặt Trung Quốc giữa vòng vây các đồng minh. Trong khi nếu từ chối sức mạnh, sẽ phải tự từ bỏ một phần lợi ích mà khó lắm mới giành được, chưa kể việc cơ sở pháp lý yếu sẽ dẫn đến mất thêm một phần lợi ích, nhưng bù lại là Mỹ không thể can thiệp vào Biển Đông và Trung Quốc sẽ vẫn là người mạnh nhất. Rõ ràng Trung Quốc chẳng còn lựa chọn nào khác ngoại trừ tiếp tục sử dụng chính sách “cây gậy nhỏ” và “chờ thời” như trước đây để mong mỏi một cơ hội mà chính Trung Quốc cũng như các nước khác vẫn chưa biết rõ đó là gì!
Ngày 2-8-2012
Amari-TX